Làm sao để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp một cách chính xác. Đây là chỉ số quan trọng giúp các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định đúng đắn và phù hợp cho doanh nghiệp mình.
Dưới đây là cách tính khả năng trả nợ của một doanh nghiệp kèm với những ý nghĩa mà nó mang lại.
1. Khả năng trả nợ của doanh nghiệp là gì?
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp phản ánh khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ hiện tại dựa trên dòng tiền có sẵn.
Chỉ số khả năng trả nợ có tên gọi tiếng anh là Debt-Service Coverage Ratio (DSCR) là một tỷ số tài chính nhằm đánh giá khả năng thanh toán nợ nói chung của doanh nghiệp.
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp phản ánh khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ hiện tại dựa trên dòng tiền có sẵn
2. Chỉ số đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, nhà cung cấp, các bên cho vay (ngân hàng),… và chính bản thân doanh nghiệp.
Khả năng chi trả các khoản nợ là chỉ số quan trọng của bất cứ doanh nghiệp nào
2.1. Công thức tính
Công thức tính khả năng trả nợ của doanh nghiệp dựa trên thu nhập ròng và tổng các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp:
Chỉ số khả năng trả nợ (DSCR) = (Thu nhập hoạt động ròng – Chi phí hoạt động)/Tổng nợ phải trả
Trong đó:
- Thu nhập hoạt động ròng (EBIT) = Doanh thu – chi phí hoạt động.
- Tổng nợ phải trả = Nợ gốc + Lãi vay * (1 – Thuế TNDN)
2.2. Ý nghĩa
- DSCR<1: phản ánh doanh nghiệp không thể thanh toán các nghĩa vụ nợ hiện tại nếu chỉ dựa vào năng lực tài chính có sẵn. Đòi hỏi doanh nghiệp cần dựa vào các nguồn lực đi vay bên ngoài để đảm bảo khả năng chi trả nợ.
- DSCR >1: cho thấy doanh nghiệp có đủ tiềm lực để thanh toán các khoản nợ mà không cần nhiều đến nguồn vốn vay.
Nhìn chung:
- Chỉ số để đo lường mức độ cân đối về tài chính của doanh nghiệp. Từ đó biết doanh nghiệp có đang nợ nần nhiều hay không. Điều này giúp các nhà đầu tư, ngân hàng,… ra quyết định đầu tư, cho vay phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
- DSCR là một chỉ số quan trọng thuộc nhóm các chỉ số đòn bẩy tài chính (financial leverage ratio) đối với các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khi thẩm định báo cáo tài chính của một doanh nghiệp cần vay vốn. Để ra được quyết định cho vay phù hợp, bên cho vay cần căn cứ vào tình hình nền kinh tế vĩ mô, chỉ số khả năng trả nợ của doanh nghiệp và nguồn lực bên ngoài khác.
3. Sử dụng BIR trong đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp
BIR là báo cáo thông tin doanh nghiệp của CRIF D&B Việt Nam cung cấp các thông tin cơ bản của một doanh nghiệp (đối tác, nhà cung cấp, đối thủ) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bạn ra quyết định kinh doanh phù hợp.
Sử dịch dịch vụ BIR của Crif để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp
BIR cung cấp các chỉ số tài chính cơ bản của một doanh nghiệp, bảng cân đối kế toán, rủi ro tín dụng… giúp đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp đó. Báo cáo từ BIR là cánh tay đắc lực giúp các nhà đầu tư và ngân hàng ra quyết định đầu tư hay cho vay vốn phù hợp.
Các thông tin tài chính cơ bản BIR cung cấp:
- D&B rating
- Tổng tài sản
- Tổng nợ phải trả
- Lợi nhuận sau thuế
- Chỉ số thanh toán hiện hành
- Chỉ số thanh toán nhanh
- Biên lợi nhuận thuần/lợi nhuận bán hàng
- Danh thu
- Giá trị ròng
- Hoàn trả tài sản
- Tổng nợ đến giá trị ròng.
Ngoài ra, BIR chính là một báo cáo thông tin doanh nghiệp, chuyên cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về một doanh nghiệp được yêu cầu giúp hỗ trợ ra quyết định tín dụng, kinh doanh hiệu quả. Các thông tin BIR cung cấp trong báo cáo gồm có:
- Đánh giá toàn diện rủi ro các mối quan hệ quốc tế mới và hiện có.
- Xác minh sự tồn tại, quy mô và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đánh giá lý lịch chủ sở hữu, các nhân viên chủ chốt của doanh nghiệp.
- Xem xét báo cáo tài chính, đánh giá tình hình tài chính và xu hướng khả năng thanh toán.
- Xếp hạng D&B (gồm thông tin về điểm mạnh về tài chính và hệ số rủi ro) dựa trên mô hình thống kê nâng cao, giúp phân tích, phân loại doanh nghiệp dựa trên rủi ro của họ.
- Với những thông tin mà BIR cung cấp giúp cho việc đánh giá tình hình tài chính một doanh nghiệp trở nên đơn giản hơn. Từ đó đưa ra các quyết định quản trị phù hợp ở vai trò lãnh đạo doanh nghiệp, và quyết định đầu tư đúng đắn ở vị trí của các nhà đầu tư và ngân hàng.